Xe đạp điện của Mobike, Razer Pay ra mắt và những thông tin đáng chú ý trong tuần qua

Louis Nguyen
Nexus FrontierTech
Published in
7 min readJul 11, 2018

--

Asia Startup Funding Landscape Newsletter — dự án từ Innovatube Capital ra đời với mong muốn cung cấp cho độc giả những thông tin cập nhật nhất về tình hình của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và các thông tin nổi bật về startup và công nghệ tại Châu Á.

1, Một số thông tin nổi bật trong tuần

Ứng dụng Razer Pay. Nguồn: Razer
  • Razer vừa khởi động ứng dụng thanh toán Razer Pay và chọn Malaysia là thị trường đầu tiên cho dịch vụ này, đồng thời hợp tác với tập đoàn Berjaya của Malaysia để giới thiệu dịch vụ cho thị trường này. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng để thanh toán online cũng như offline tại các cửa hàng như 7-Eleven, Starbucks, Singer, Cosway, Greyhound Cafe, Wendy's Kenny Rogers, Krispy Kreme và nhiều cửa hàng khác. Razer cũng dự định mở rộng Razer Pay ra nhiều nước Đông Nam Á khác, tập trung vào khả năng tương tác, giúp cho người dùng có một trải nghiệm liền mạch khi đi tới các quốc gia khác nhau. (Tech In Asia)
Xe đạp điện của Mobike. Nguồn: Mobike
  • Hãng dịch vụ chia sẻ xe đạp Mobike vừa công bố đợt đầu tiên của việc triển khai dịch vụ xe đạp điện. Giống như việc chia sẻ xe đạp, người dùng có thể sử dụng ứng dụng để tìm vị trí của xe đạp điện Mobike E-Bike (với mức giá hiện tại khoảng 0.5 USD cho 30 phút sử dụng). Theo Mobike, dịch vụ chia sẻ xe đạp điện phục vụ quãng đường xa hơn xe đạp thông thường, và việc sử dụng xe đạp điện có thể nhanh chóng và tiện ích hơn xe hơi. Mobike E-Bike có thể đạt đến vận tốc 20km/h và có thể chạy được quãng đường 70km trước khi phải sạc pin. (TimeOut Shanghai)

2, Những thương vụ đầu tư đáng chú ý

Robot của Trax tại siêu thị. Nguồn: Trax.
  • Trax, một startup trí tuệ nhân tạo tại Singapore vừa gọi thành công 64 triệu USD, với nhà đầu tư chính là quỹ private equity Warburg Pincus. Trước đó trong tháng 6 năm 2017, Trax cũng đã gọi 40 triệu USD vốn vòng Series C. Trax cung cấp nhiều dịch sản phẩm khác nhau xoay quanh công nghệ lõi nhận diện hình ảnh, ứng dụng trong ngành bán lẻ để giúp các công ty hàng tiêu dùng theo dõi sản phẩm trên kệ và phân tích tác động của vị trí sản phẩm trong cửa hàng đến doanh số. (Tech In Asia)
  • Automation Anywhere, nhà cung cấp giải pháp robotic process automation (RPA) vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series A trị giá 250 triệu USD, với nhà đầu tư chính là New Enterprise Associates (NEA) và Goldman Sachs Growth Equity. Vòng gọi vốn này đưa định giá của công ty lên đến 1.8 tỷ USD. Với các giải pháp được xây dựng trên công nghệ lõi của mình, Automation Anywhere giúp các doanh nghiệp tự động hoá các quy trình vốn được quản lý bởi con người. (Deal Street Asia)
  • Startup công nghệ y tế LinkDoc tại Bắc Kinh, Trung Quốc vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series D trị giá 151 triệu USD, nâng định giá công ty lên trên 1 tỷ USD. Thành lập vào năm 2014, LinkDoc tập trung vào việc phát triển các giải pháp dữ liệu y tế và một nền tảng big data trong điều trị ung thư. LinkDoc cho biết, hiện tại công ty đang làm việc với gần 500 bệnh viện lớn, hơn 30,000 bác sĩ và giúp quản lý hơn 2 triệu hồ sơ bệnh án. (Deal Street Asia)
Đội ngũ Airwallex. Nguồn: Airwallex.
  • Startup fintech tại Australia Airwallex vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series B trị giá 80 triệu USD từ các nhà đầu tư cũ: Tencent và Sequoia China, và một số nhà đầu tư khác. Vòng gọi vốn này đưa con số tổng vốn của startup này lên 102 triệu USD. Thành lập vào năm 2015, Airwallex cung cấp giải pháp thực hiện các giao dịch xuyên biên giới và chuyển tiền quốc tế. Lượng vốn vừa gọi sẽ được công ty sử dụng để mở rộng trên toàn cầu, đặc biệt là ở Đông Nam Á và Hong Kong. (Deal Street Asia)
  • Co-working space tại Hong Kong Campfire vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn Series A trị giá 18 triệu USD với nhà đầu tư chính là Kwai Hung group, Sa Sa International Holdings Ltd và Fast Global Holding Ltd. Campfire thành lập vào năm 2016, có sự khác biệt với các co-working space khác khi mở rộng ra cả co-living, co-learning và co-retail. Hiện tại, Campfire đã có 20 cơ sở với tổng diện tích hơn 52,000 mét vuông. (Deal Street Asia)

3, Những thông tin về M&A/IPO/Trade Sale đáng chú ý

Nhà sáng lập Colin Huang của Pindoudou.
  • Nền tải thương mại điện tử Trung Quốc Pindoudou (PDD) dự kiến gọi ít nhất 1 tỷ USD trong IPO của mình tại Mỹ, trong bối cảnh công ty này đang tranh giành thị phần tại Trung Quốc với Alibaba Group. PDD đã trở thành một trong những startup tăng trưởng nhanh nhất tại Trung Quốc với việc kết hợp các yếu tố của Facebook và Groupon, khi mà người dùng có thể mời bạn bè sử dụng để có thể mua được hàng giảm giá. PDD cũng cung cấp cho người dùng hàng hoá với mức giá rẻ hơn khoảng 20% giá trị trường bằng cách cho người dùng mua trực tiếp từ các nhà sản xuất, cắt giảm các chi phí trung gian. (Bloomberg)
  • Finty, một nền tảng so sánh thẻ tín dụng và vay cá nhân của Singapore vừa được mua lại bởi công ty dịch vụ so sánh tài chính Credit Card Compare (CCC) của Australia. Finty công bố rằng vụ mua lại — diễn ra chỉ 15 tháng sau khi công ty khởi động vào tháng 4 năm 2017 — sẽ giúp Finty phục vụ thị trường Singapore tốt hơn đồng thời mở rộng ra các thị trường châu Á khác. Finty và CCC cũng sẽ sử dụng nguồn nhân lực và mạng lưới của nhau, với mục đích giúp người dùng có được thông tin tài chính tốt nhất. (The Straits Time)

4, Những thông tin về các quỹ đầu tư, accelerators, incubators đáng chú ý

Đội ngũ lãnh đạo Sunway Bhd và Sun SEA Capital.
  • Sunway Bhd vừa công bố thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm mới của mình, mang tên Sun SEA Capital LP. Sunway cho biết quỹ đầu tư này sẽ giúp cho tập đoàn đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch số. “Với những thương vụ đầu tư đầu tiên của mình, Sun SEA Capital sẽ nhắm vào các startup có tiền năng phát triển tại Malaysia, Thailand, Singapore, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Hong Kong, đặc biệt trong các lĩnh vực O2O, giải pháp doanh nghiệp, logistics, truyền thông/giải trí số, công nghệ tài chính và công nghệ y tế, với quy mô từ 1 đến 3 triệu USD cho vòng Series A". (The Edge Markets)
  • China Merchants Group, SPF group và công ty đầu tư Centricus có trụ sở tại London vừa hợp tác để thành lập quỹ trị giá 15 tỷ USD có tên China New Era Technology Fund để đầu tư vào các công ty công nghệ toàn cầu. Dalinc Ariburnu, đồng sáng lập của Centricus, đồng thời là nhà cố vấn của Softbank Vision Fund, cho rằng quy mô của các quỹ là yếu tố ngày một quan trọng hơn trong cuộc đua đầu tư. “Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra ngày một nhanh hơn so với chúng ta dự kiến, và điều này tạo ra một cuộc đua lớn của các quỹ đầu tư. Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà quy mô của các quỹ và khả năng xâm nhập vào các thị trường lớn là yếu tố quyết định cho sự thành công của các quỹ". (Reuters)
  • Quỹ đầu tư mạo hiểm Inventus Capital đang trong quá trình gọi quỹ thứ ba trị giá 25 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng sau. Inventus là quỹ đầu tư mạo hiểm được thành lập vào năm 2007 bởi Kanwal Rekhi, Samir Kumar và John Dougeru. Quỹ có văn phòng tại Bengaluru, Ấn Độ và California, Mỹ và đã gọi được 158 triệu USD tổng cộng. Một số startup mà quỹ này đã đầu tư có thể kể đến nền tảng đặt vé xe RedBus và giải pháp quản lý dữ liệu y tế Insta Health được mua lại bởi Naspers và Practo. (Deal Street Asia)

Bạn muốn gọi vốn cho ý tưởng đột phá của mình? Liên hệ với chúng tôi!

--

--