Apple đầu tư năng lượng sạch tại Trung Quốc và những tin tức nổi bật tuần qua

Louis Nguyen
Nexus FrontierTech
Published in
7 min readJul 17, 2018

--

Asia Startup Funding Landscape Newsletter — dự án từ Innovatube Capital ra đời với mong muốn cung cấp cho độc giả những thông tin cập nhật nhất về tình hình của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và các thông tin nổi bật về startup và công nghệ tại Châu Á.

1, Một số thông tin nổi bật trong tuần

CEO HappyFresh Guillem Segarra, CEO Grab Anthony Tan và Head of Product của Grab Jerald Singh
  • Grab vừa tiến một bước dài để trở thành “siêu ứng dụng" của Đông Nam Á khi vừa công bố chiến lược nền tảng mở của mình. GrabPlatform sẽ cho phép các bên thứ ba tích hợp dịch vụ của mình thông qua API, từ đó tiếp cận các công nghệ lõi liên quan đến vận chuyển và thanh toán của Grab. Một trong số những đối tác đầu tiên của Grab là startup giao hàng tạp hoá HappyFresh, startup này sẽ hợp tác với Grab để xây dựng GrabFresh, dịch vụ vận chuyển hàng tạp hoá chạy trên ứng dụng Grab. Tại Malaysia, Singapore và Philippines, Grab sẽ cung cấp dịch vụ tin tức thông qua hợp tác với Yahoo, đồng thời chuẩn bị mở rộng ra các quốc gia khác. (Tech In Asia)
Người dùng sử dụng WeChat Pay để thanh toán
  • WeChat Pay, dịch vụ thanh toán của ứng dụng WeChat cho biết sẽ ưu tiên phục vụ người Trung Quốc du lịch ra nước ngoài, thay vì khách du lịch quốc tế vào Trung Quốc. Bà Grace Yin, giám đốc bộ phận quốc tế của WeChat Pay cho biết WeChat sẽ chấp nhận việc ứng dụng không có nhiều người dùng tại các quốc gia khác, vì vậy sẽ tập trung vào đối tượng khách du lịch người Trung Quốc ra nước ngoài. WeChat Pay và Alipay chiếm tổng số hơn 90% thị phần thanh toán đi dộng nội địa của Trung Quốc. Trong năm 2017, người Trung Quốc đã có tổng cộng 130 triệu chuyến du lịch ra nước ngoài, chi khoảng 115 tỷ USD, biến Trung Quốc trở thành nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới. (South China Morning Post)

2, Những thương vụ đầu tư đáng chú ý

Người dân tập thể dụng tại Trung Quốc
  • Ứng dụng fitness của Trung Quốc Keep vừa hoàn thành vòng gọi vốn Series D trị giá 126 triệu USD vào ngày 10 tháng 6, với nhà đầu tư chính là Goldman Sachs, cùng với các nhà đầu tư khác như Tencent, GGV Capital, Morningside Venture Capital. Được thành lập vào năm 2014, Keep là cộng đồng fitness trên di động cung cấp các chương trình tập luyện trực tuyến. Ứng dụng cũng cho phép người dùng chia sẻ ảnh và video fitness của mình. Ứng dụng này đạt được 100 triệu người dùng đăng ký vào tháng 8 năm ngoái và tuyên bố là ứng dụng fitness đầu tiên của Trung Quốc đạt được cột mốc này. (TechNode)
  • Giải pháp robo-advisory (tư vấn đầu tư tự động) cho doanh nghiệp của Singapore Bambu vừa gọi 3 triệu USD vốn vòng Series A với nhà đầu tư chính là Franklin Templeton Investments. Thành lập vào năm 2016 bởi Ned Phillips và Aki Ranin, Bambu cung cấp một nền tảng trực tuyến cho phép các công ty để tự động hoá các dịch vụ đầu tư. Bambu có trụ sở chính tại Singapore và các chi nhánh tại Hong Kong, Malaysia và Anh. (Deal Street Asia)
Nhà sáng lập Paidy Russell Cummer
  • Paidy, một startup fintech giúp người tiêu dùng Nhật Bản mua sắm online mà không cần đến thẻ tín dụng, vừa công bố gọi thành công 55 triệu USD vòng Series C, với nhà đầu tư chính là tập đoàn thương mại Nhật Bản Itochu Corporation, với sự tham gia của Goldman Sachs, nâng tổng số vốn đã gọi lên mức 80 triệu USD. Công ty cho biết, đây là số vốn tương đối lới với một startup Nhật Bản, đặc biệt là một startup có founder không phải là người Nhật (Russell Cummer người Canada). Paidy được thành lập trong bối cảnh mặc dù tỷ lệ người có thẻ tín dụng tại Nhật Bản khá cao, tần suất sử dụng thẻ ở mức thấp và khách hàng thường chọn trả tiền mặt cho các dịch vụ thương mại điện tử. (TechCrunch)
  • Công ty dịch vụ giáo dục Nspira Management Services vừa công bố gọi thành công 75 triệu USD từ quỹ Morgan Stanley Private Equity và BanyanTree Growth Capital II. Quỹ này sẽ được sử dụng cho mục đích tăng trưởng, công ty cũng cho biết. Thành lập vào năm 2013, Nspira cung cấp cácgiải pháp đầu cuối cho ngành giáo dục, bao gồm tuyển dụng, cơ sở hạ tầng kĩ thuật, sale và marketing, quản lý cơ sở vật chất. (Deal Street Asia)
  • TPG Growth vừa trở thành nhà đầu tư chính cho vòng gọi vốn Series C trị giá 60 triệu USD của Moretickets, nền tảng mua vé trực tuyến tại Trung Quốc. Thành lập vào 2015, Moretickets.com cho phép người dùng so sánh giá vé, cung cấp cơ chế định giá minh bạch cũng như các dịch vụ bán vé theo tiêu chuẩn. “Các chương trình trực tiếp như hoà nhạc, sự kiện thể thao, biểu diễn… đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hoá tiêu dùng Trung Quốc, và chúng tôi vô cùng hào hứng để bắt đầu việc hợp tác với Moretickets để tiến vào thị trường này”, ông Chang Sun, giám đốc quản lý của TPG Growth tại Trung Quốc cho biết. (China Money Network)

3, Những thông tin về M&A/IPO/Trade Sale đáng chú ý

Không gian làm việc của Workingdom
  • Trong khi làn sóng chia sẻ xe đạp đang lắng xuống khi Ofo rút chân khỏi thị trường Ấn Độ và Australia, lĩnh vực co-working lại đang chứng kiến những sự thay đổi mạnh mẽ. Ucommune, một trong những nhà cung cấp co-working space hàng đầu Trung Quốc tuyên bố mua lại co-working space tại Thượng Hải Workingdom với mức giá 45 triệu USD. Trước đó, trong năm 2018, Ucommune cũng đã mua lại 3 co-working space khác là New Space, Woo Space và Wedo Union. Ucommune cũng cho biết công ty đang tiếp tục tiến hành nhiều vụ mua lại khác với thông tin chi tiết sẽ được tiết lộ sau. (TechNode)
  • PT NFC Indonesia, một công ty con của M Cash Integrasi vừa niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia (IDX), gọi được 21 triệu USD. NFC Indonesia hiện tại đang hoạt động trong hai lĩnh vực chính: dịch vụ tài chính trực tuyến và ứng dụng video giải trí. NFC trở thành startup thứ 3 tại Indonesia niêm yết trên sàn chứng khoán, sau công ty thương mại điện tử Kioson và M Cash Integrasi, với số vốn gọi được từ IPO tương ứng là 3.4 triệu USD và 22 triệu USD. (Deal Street Asia)

4, Những thông tin về các quỹ đầu tư, accelerators, incubators đáng chú ý

Một cánh đồng năng lượng mặt trời tại Trung Quốc
  • Apple sẽ khởi động quỹ 300 triệu USD cho năng lượng sạch của mình tại Trung Quốc, cùng với các nhà cung cấp của mình. Chính phủ Trung Quốc đã xác định việc giảm thiểu ô nhiễm là ưu tiên hàng đầu, tạo áp lực lên các công ty địa phương và quốc tế trong việc giảm mức khí thải tại các thành phố lớn, làm sạch hệ thống nước và đất đã bị ô nhiễm. Khoản đầu tư từ Apple, cùng với 10 nhà cung cấp bao gồm Pegatron Corp và Wistron Corp trong khoảng thời gian 4 năm, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại của Mỹ và Trung Quốc đang leo thang trong thời gian gần đây. (Deal Street Asia)
  • Quỹ đầu tư mạo hiểm Đan Mạch 3B Ventures vừa công bố thành lập quỹ Frontier Fund II trị giá 60 triệu USD, đầu tư vào các dự án có tác động xã hội tại Đông Nam Á. Quỹ sẽ tập trung đầu tư vào các mảng năng lượng, nước, nông nghiệp, giáo dục và y tế với các startup ở giai đoạn seed và Series A. Giám đốc quản lý của 3B Ventures, ông James Digby cho biết, quỹ đặt mục tiêu gọi được 30 triệu USD vào cuối năm nay và bắt đầu đầu tư vào đầu năm 2019. (Deal Street Asia)
HeyTea, một startup đã nhận vốn từ Longzhu Capital
  • Longzhu Capital, quỹ đầu tư mạo hiểm của gã khổng lồ internet tại Trung Quốc Meituan Dianping vừa gọi được 300 triệu USD cho quỹ của mình, từ Meituan Dianping và Tencent Holdings Ltd cũng nhiều nhà đầu tư khác. Quỹ này sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ hiện đại. Vào tháng 4, Longzhu đã là nhà đầu tư chính cho vòng gọi vốn Series B trị giá 63.3 triệu USD của cửa hàng trà Trung Quốc HeyTea. (Deal Street Asia)

Bạn muốn gọi vốn cho ý tưởng đột phá của mình? Liên hệ với chúng tôi!

--

--